Pages

Tuesday, May 7, 2013

New York Museum of Modern Art và Mỹ thuật hiện đại

Một họa sĩ của lớp nêu ra vấn đề về mỹ thuật hiện đại ngày càng trở nên trừu tượng đến nỗi để quên mất mục tiêu ban đầu của mỹ thuật. Mục đích của hội họa là để giao tiếp, kể một câu chuyện, truyền một thông điệp. Thời trung cổ, nghệ sĩ vẽ tranh và tạc tượng những câu chuyện trong Kinh thánh để giảng đạo cho giáo dân phần đông không biết đọc chữ. Hội họa hiện đại, sau sự ra đời của máy ảnh, không còn áp lực tả thực nữa nên trở nên trừu tượng và giản lược đến nỗi bỏ rơi người thưởng thức, người thưởng thức không có cách gì lần lại tư tưởng ban đầu của họa sĩ được nữa. Cũng thú vị. Đây là video của bạn làm.




Ý tưởng làm Thảo nhớ lại chuyến đi thăm Bảo tàng Nghệ thuật đương đại của New York (New York Museum of Modern Art- MoMA) học kì trước. Ở đấy Thảo được chỉ dẫn là lắng nghe cảm xúc bên trong khi nhìn ngắm bức tranh hơn là cố dịch nghĩa ý nghĩa.

Nếu đọc trước diễn giải của họa sĩ về bức tran, ngắm và ngẫm lại  cũng tự thấy mình cảm nhận được dôi phần, thấy mình khôn ra tí chút. Tuy nhiên như vậy thì họa sĩ vẫn giao tiếp bằng lời chứ không phải bằng tranh nhỉ.

Như bức tranh màu trắng toát có tên là The Voice kia được giảng là vận dụng nghịch lí: bức tranh gọi là The Voice trên một nền trắng tĩnh lặng. Ai mà đoán được...

Bức duy nhất Thảo thấy ấn tượng là bức The Three Musicians của Pablo Picasso. Sắc xanh, vàng, cam, nhìn vào là nghe thấy tiếng nhạc jazz mà chưa cần giảng giải gì hết :).

Bảo tàng MoMA của New York đang sở hữu bức The Starry Night của Van Gogh và một phiên bản của The Scream của Edvard Munch. Người hướng dẫn cho nhóm sinh viên của mình nhận xét rằng ý nghĩa của việc đến tận bảo tàng để ngắm bức tranh thật thay vì ngắm qua ảnh chụp nằm ở những mảng trắng nhỏ quanh rìa bức tranh, nơi cọ vẽ không chạm tới. Nhìn thấy những mảng trắng này mới thấm thía là kiệt tác như The Starry Night vẫn là màu vẽ trên giấy trắng thôi.



Tiếp theo sẽ giới thiệu nghệ thuật đương đại qua góc nhìn của một người bảo vệ tại một viện bảo tàng. Với nghề nghiệp đặc biệt của mình, anh chàng vốn cũng là họa sĩ này thu thập những chuyện tai nghe mắt thấy hằng ngày trong một viện bảo tàng nghệ thuật, rồi vẽ thành bộ comic tự truyện, có tên là It is what it is! Truyện lên tranh có mọi thể loại từ chuyện đối phó với những kẻ thích sờ mó hiện vật, tới việc say mê giảng giải cho khách tham quan về ý nghĩa của các tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Báo The New York Times có một bài viết về Todd Balthazor cùng một số người bảo vệ kiêm họa sĩ trong viện bảo tàng khác, những người bảo vệ có kiến thức và đam mê với nơi mình làm việc.
Bảo tàng Walker Art Center nơi Todd Balthazor đang làm việc chộp ngay lấy bộ truyện này và đăng lên website (<- đọc thêm truyện tranh ở đây). Comic của Todd Balthazor không chỉ có những bài phân tích nghệ thuật gói gọn trong vài ô truyện tranh mà còn bông đùa về việc đa phần nghệ thuật hiện đại quá xa vời và không thực tế mấy, ví dụ như những bức tranh chỉ tuyền một mảng màu.

Và chuyện một họa sĩ muốn chứng minh rằng hội họa không chỉ là ảo giác trong khung tranh mà là thực, có thể chạm đến được.