Nhớ ngày số pi mà không nhớ ngày 27/2 của ba mẹ, không nhớ ngày 8/3, buồn quá.
Ngày số pi không phải là ngày phát hiện ra số pi đâu. Số pi được tính gần đúng từ thời thiên cổ, đâu ai nhớ ngày nữa. Chuyện ngày số pi là thế này: Tại người ta viết ngày tháng bao giờ cũng theo thứ tự tháng trước ngày sau, cuối cùng lấy ngày 14 tháng 3 làm ngày số pi, viết là 3/14. Còn cái ngày số mol nữa, là 6:02 ngày 23 tháng 10. Vì xài a.m, p.m nên tổ chức ngày số mol sáng hay chiều đều được cả :)
Số mol em mình chưa biết đâu, nhưng lên lớp 8 sẽ học trong môn Hóa. Số mol kí hiệu là N có giá trị là 6,02 x 1023 . Bắt làm lẻ như vậy đó, trong khi sách bên mình cho làm 6 x 1023 thôi. Như khối lượng nguyên tử của Hyđrô lúc nào cũng phải ghi là 1,003, hơi bị phiền. Nói ra mới nhớ mấy bài Lý, Hóa có tính toán bên này gần như bao giờ kết quả cũng lẻ cả. Mỗi trường hợp làm tròn tới bao nhiêu chữ số thập phân đều có luật hết. Nói ra dài, ai thích thì Thảo nói :). Mà chắc vậy cũng cần. Thực tế tính toán mấy khi ra số tròn. Làm 1 chuỗi dãy tính mà cứ làm tròn vô tội vạ, một hồi tròn quá thành béo luôn :D. Học bên trường cấp 2, cấp 3 mình có cái hay hay là mỗi khi làm toán Lý, toán Hóa, thấy kết quả ra mà không tròn trịa, đẹp đẽ là biết chắc cú sai, 1000 lần cũng được 999.
(Qua bên Mỹ học Toán với Khoa học nhớ đổi dấu phẩy ra dấu chấm, dấu chấm ra dấu phẩy nghen :D. Viết 1,003 người ta đọc thành một nghìn lẻ ba đó)Lạ không? Kì cục không? Vậy mà mình nói với hắn hắn lại tưởng là mình kì cục :P.)
Ngày số pi không phải là ngày phát hiện ra số pi đâu. Số pi được tính gần đúng từ thời thiên cổ, đâu ai nhớ ngày nữa. Chuyện ngày số pi là thế này: Tại người ta viết ngày tháng bao giờ cũng theo thứ tự tháng trước ngày sau, cuối cùng lấy ngày 14 tháng 3 làm ngày số pi, viết là 3/14. Còn cái ngày số mol nữa, là 6:02 ngày 23 tháng 10. Vì xài a.m, p.m nên tổ chức ngày số mol sáng hay chiều đều được cả :)
Số mol em mình chưa biết đâu, nhưng lên lớp 8 sẽ học trong môn Hóa. Số mol kí hiệu là N có giá trị là 6,02 x 1023 . Bắt làm lẻ như vậy đó, trong khi sách bên mình cho làm 6 x 1023 thôi. Như khối lượng nguyên tử của Hyđrô lúc nào cũng phải ghi là 1,003, hơi bị phiền. Nói ra mới nhớ mấy bài Lý, Hóa có tính toán bên này gần như bao giờ kết quả cũng lẻ cả. Mỗi trường hợp làm tròn tới bao nhiêu chữ số thập phân đều có luật hết. Nói ra dài, ai thích thì Thảo nói :). Mà chắc vậy cũng cần. Thực tế tính toán mấy khi ra số tròn. Làm 1 chuỗi dãy tính mà cứ làm tròn vô tội vạ, một hồi tròn quá thành béo luôn :D. Học bên trường cấp 2, cấp 3 mình có cái hay hay là mỗi khi làm toán Lý, toán Hóa, thấy kết quả ra mà không tròn trịa, đẹp đẽ là biết chắc cú sai, 1000 lần cũng được 999.
(Qua bên Mỹ học Toán với Khoa học nhớ đổi dấu phẩy ra dấu chấm, dấu chấm ra dấu phẩy nghen :D. Viết 1,003 người ta đọc thành một nghìn lẻ ba đó)Lạ không? Kì cục không? Vậy mà mình nói với hắn hắn lại tưởng là mình kì cục :P.)
Rồi thì ngày số pi cũng chẳng có chi đặc biệt đâu. Có điều thấy được cái áo ai mặc dễ thương quá, chị Thảo cười hoài không thôi. Áo của bạn Matt :), học lớp 11, học chung lớp Internation Prolems với chị Thảo. Bên ni lớp 11 với 12 học chung với nhau nhiều. Trường chị Thảo chỉ có mỗi lớp Literature nâng cao với Calculus III- toán giải tích tương đương với năm 2 Đại học 0_o là dành riêng cho 12 thôi. Chụp hình không kịp nên vẽ lại ra đây.
Đây là áo chơi chữ, giống như cái áo Without Music Life Would Be Flat chị Thảo gởi cho mọi người đó. Giải thích nè.
-Rational number tiếng Anh là số hữu tỉ. Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số a/b. Tập hợp số hữu tỉ kí hiệu là Q đó, Gia học chưa hè? Số pi chắc chắn không phải là số hữu tỉ. Số pi là số vô tỉ (irrational number).-i là kí hiệu cho số ảo (imaginary number). Số ảo là số bình phương lên thành số âm. Nếu biết điều mà học Giải tích năm nay thì Thảo đã biết ứng dụng số ảo rồi :(
-"Be rational", "Get real" là những câu nói thông dụng, nhất là khi chỉ trích nhau :). Tạm dịch là "Thực tế lại, có lý chút đi" :D. Nói như ba là "Lý lẽ cùn quèn đi rồi!"
i nói với pi: Be rational!
pi nói với i: Get real!Ngày số pi chắc được đặt ra để giúp học sinh học Toán thấy hứng thú hơn, chắc thế :D
P.S: Khen trường của họ hoài có kì không hè? Khi mà ai luyện qua lò đào tạo mang tên trường cấp 3 bên mình cũng dễ làm họ nể hết (về academic)? À có ai đi lạc vào Hanford muốn biết lớp nào thực sự khó thì chỉ cần đếm coi có mấy cái mặt gốc Á trong đó là xong.