Pages

Tuesday, March 15, 2011

Hôm qua là ngày số pi.

Nhớ ngày số pi mà không nhớ ngày 27/2 của ba mẹ, không nhớ ngày 8/3, buồn quá.
Ngày số pi không phải là ngày phát hiện ra số pi đâu. Số pi được tính gần đúng từ thời thiên cổ, đâu ai nhớ ngày nữa. Chuyện ngày số pi là thế này: Tại người ta viết ngày tháng bao giờ cũng theo thứ tự tháng trước ngày sau, cuối cùng lấy ngày 14 tháng 3 làm ngày số pi, viết là 3/14. Còn cái ngày số mol nữa, là 6:02 ngày 23 tháng 10. Vì xài a.m, p.m nên tổ chức ngày số mol sáng hay chiều đều được cả :)
Số mol em mình chưa biết đâu, nhưng lên lớp 8 sẽ học trong môn Hóa. Số mol kí hiệu là N có giá trị là 6,02 x 1023 . Bắt làm lẻ như vậy đó, trong khi sách bên mình cho làm 6 x 1023 thôi. Như khối lượng nguyên tử của Hyđrô lúc nào cũng phải ghi là 1,003, hơi bị phiền. Nói ra mới nhớ mấy bài Lý, Hóa có tính toán bên này gần như bao giờ kết quả cũng lẻ cả. Mỗi trường hợp làm tròn tới bao nhiêu chữ số thập phân đều có luật hết. Nói ra dài, ai thích thì Thảo nói :). Mà chắc vậy cũng cần. Thực tế tính toán mấy khi ra số tròn. Làm 1 chuỗi dãy tính mà cứ làm tròn vô tội vạ, một hồi tròn quá thành béo luôn :D. Học bên trường cấp 2, cấp 3 mình có cái hay hay là mỗi khi làm toán Lý, toán Hóa, thấy kết quả ra mà không tròn trịa, đẹp đẽ là biết chắc cú sai, 1000 lần cũng được 999.
(Qua bên Mỹ học Toán với Khoa học nhớ đổi dấu phẩy ra dấu chấm, dấu chấm ra dấu phẩy nghen :D. Viết 1,003 người ta đọc thành một nghìn lẻ ba đó)Lạ không? Kì cục không? Vậy mà mình nói với hắn hắn lại tưởng là mình kì cục :P.)
Rồi thì ngày số pi cũng chẳng có chi đặc biệt đâu. Có điều thấy được cái áo ai mặc dễ thương quá, chị Thảo cười hoài không thôi. Áo của bạn Matt :), học lớp 11, học chung lớp Internation Prolems với chị Thảo. Bên ni lớp 11 với 12 học chung với nhau nhiều. Trường chị Thảo chỉ có mỗi lớp Literature nâng cao với Calculus III- toán giải tích tương đương với năm 2 Đại học 0_o là dành riêng cho 12 thôi. Chụp hình không kịp nên vẽ lại ra đây.
Đây là áo chơi chữ, giống như cái áo Without Music Life Would Be Flat chị Thảo gởi cho mọi người đó. Giải thích nè.
-Rational number tiếng Anh là số hữu tỉ. Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số a/b. Tập hợp số hữu tỉ kí hiệu là Q đó, Gia học chưa hè? Số pi chắc chắn không phải là số hữu tỉ. Số pi là số vô tỉ (irrational number).
-i là kí hiệu cho số ảo (imaginary number). Số ảo là số bình phương lên thành số âm. Nếu biết điều mà học Giải tích năm nay thì Thảo đã biết ứng dụng số ảo rồi :(
-"Be rational", "Get real" là những câu nói thông dụng, nhất là khi chỉ trích nhau :). Tạm dịch là "Thực tế lại, có lý chút đi" :D. Nói như ba là "Lý lẽ cùn quèn đi rồi!"
i nói với pi: Be rational!
pi nói với i: Get real!
Ngày số pi chắc được đặt ra để giúp học sinh học Toán thấy hứng thú hơn, chắc thế :D

P.S: Khen trường của họ hoài có kì không hè? Khi mà ai luyện qua lò đào tạo mang tên trường cấp 3 bên mình cũng dễ làm họ nể hết (về academic)? À có ai đi lạc vào Hanford muốn biết lớp nào thực sự khó thì chỉ cần đếm coi có mấy cái mặt gốc Á trong đó là xong.

2 comments:

  1. Năm cấp 2 Thảo đòi thi vào lớp chuyên Toán. Ba mẹ cản lại bắt Thảo học chuyên Anh. Bây giờ ngạc nhiên vì Thảo thích Toán. Giá như...Nhưng nếu như thế T đôi khi không đi Mỹ và không biết Toán là hay như thế.

    27/2,8/3 là những ngày không cần nhớ . Đó chỉ là ngày Uncle Ho đột nhiên đặt bút viết thư.

    Quên đi cưng.

    bài viết thú vị lắm

    ReplyDelete
  2. Trời ơi Thảo thích Toán lắm, nhất là hồi học cấp 2. Nhưng mà không nhớ hồi đó có đòi thi vô chuyên Toán :)
    Năm cấp 2 Thảo toàn dẫn đầu lớp học... thêm :D, vượt luôn cả mấy đứa học đội tuyển Toán. Mấy đứa đó đi thi thì giựt giải hơn mình là cái chắc, được gà nhiều dạng Toán mà! Nhưng mà học chung với nhau trong một lớp thì... chưa biết.
    Năm cấp 3 bỏ học thêm. Trong lớp thầy cô lại giảng bài theo kiểu liên-hệ-lớp-học-tại-gia-để-biết-thêm-chi-tiết. Thấy nản, điểm phẩy sụt hẳn (từ 9 phẩy xuống 6 phẩy, nhưng không kiếm được từ mô nặng hơn).
    Cũng vì chuyện học thêm mà cấp 2 rớt ra khỏi đội tuyển Anh thôi.

    Thiệt là bực. Thảo muốn học Calculus quá. Hồi mới vô trường lơ mơ thế nào mà tưởng Calculus là Số học. Tại ai đi về cũng kể Toán cấp 3 bên Mỹ dễ như cấp 2 mà. Ghét. Calculus là Giải tích. Hỏi vì sao trường để cho mình mập mờ như vậy. Thì hóa ra những lớp trình độ Đại học (Advanced Placement) họ đã cập nhật thông tin cho học sinh mới từ năm ngoái rồi. Cuối năm học, các em lớp 9, 10, 11, đặc biệt là lớp 9 có 1 đêm giao lưu với thầy cô dạy AP, được vào dự lớp luôn. Lớp trình độ đại học, làm việc y như trường Đại học luôn.

    Chỉ muốn nhớ mấy ngày đó như cái cớ để viết thư mừng ba mẹ :)

    Bên này bác sĩ sướng quá nên không có ngày mừng. Giống một cái là bác sĩ bên đây cũng phải học thật giỏi, phải đứng đầu lớp như bên mình.

    Những người nằm trong nhóm upper-class trong xã hội Mỹ, ngoài Bill Gates và cháu mấy đời của Rockefeller ra thì toàn là bác sĩ :P. Bác sĩ và luật sư luôn dẫn đầu bảng danh sách nghề nghiệp kiếm ra nhiều nhất và được trọng dụng nhất. Bác sĩ luôn đứng trên luật sư <~ rút từ trong sách Xã hội học-Sociology ra :)

    Cái khu nhà nơi Thảo sống với bà Carol, nhà ai nhà nấy cũng rộng, đẹp, hoành tráng cả. Sân vườn mênh mông (đủ để đánh cầu lông với trồng hoa á). Nhưng bà Carol nói nhà xây từ năm 1975, hồi đó khu này toàn bác sĩ ở. Đến phiên mình ở thì phải nâng cấp đồ gia dụng lại một chút. Còn họ chắc chuyển qua mấy căn biệt thự hiện đại hơn rồi, kiểu vỗ tay bốp bốp là đèn sáng, giống mình thấy trên TV :D
    Hóa ra Thảo ở nhà sang mà hông biết nè.

    ReplyDelete