Từ lâu. Sách đã đọc xong và viết bài điểm sách cũng xong từ lâu. Bảo phát hiện ra là The Moviegoer đã được dịch ra tiếng Hàn và có được trưng trong lớp tiếng Hàn của trường Bảo. Truyện viết rất hay và nặng tính triết học quá đáng, triết học Kierkegaard. Nếu không được mớm trước tên Kierkegaard thì không cách gì hiểu được cốt truyện nó đang đi về đâu và nhân vật chính đang làm cái gì, cũng như những nhân vật nền nổi lên có vẻ quan trọng rồi rơi tuốt đi đâu và tự lúc nào không biết. Rất là hiện đại. Cuối cùng thì cả nhân vật lẫn người đọc đều phải thú nhận chẳng có gì có vẻ được giải quyết triệt để, nhưng cảm giác cuối cùng thực sự là THANH THẢN.
Kierkegaard là nhà triết học rất nổi tiếng người Đan Mạch. Danh
sách các nhà tư tưởng được đọc sơ lược trong cái lớp Triết học đại cương này có
những ông tuyên bố về 4 nguyên tố nước, lửa, đất, khí tạo nên thế giới,
Socrates, Plato, và các nhà triết học hiện đại có Descartes, Berkeley, Hume,
Hegel, Marx (có luôn), Freud, Kant, Kierkegaard, Nietzsche, Sartre.
Kierkegaard là cái ông khó hiểu nhất, nhưng khi hơi hiểu rồi thì nhìn đâu cũng
thấy Kierkegaard, kể cả bức tranh The
Scream của Edvard Munch
ấy cũng bảo là có ảnh hưởng của Kierkegaard cho được. Nếu như Freud hướng
về cân bằng nội tâm và lạc thú, Marx hướng về bình đẳng xã hội (có lẽ),
Nietzsche hướng về quyền lực thì Kierkegaard hướng về ý nghĩa cuộc sống và sự
"tìm Chúa" của mỗi người.
Berkeley cũng có một ý khá thú vị là thế giới này không cấu thành
từ vật chất. Tất cả con người sự vật sự việc đều như nhân vật của một cuốn sách
mà Chúa là tác giả. Tất cả đều không hình hài, không hiện hữu, chỉ có phần hồn
mà không có phần xác. Hume thì ngược lại, chỉ chấp nhận những gì cảm nhận được
bằng giác quan. Trên bàn bida chỉ có trái banh trắng và trái banh đen chuyển
động, không có chuyện trái banh trắng làm cho trái banh đen chuyển động.
Descartes thì chỉ tuyệt đối tin vào 2 thứ: toán học và bản
thân ông đang tồn tại. Hegel có được nhắc tới trong sách Giáo dục Công dân hồi
xưa vì ông này có ảnh hưởng lên Karl Marx, nhất là quy luật lịch sử xã hội vận
động không ngừng. Khác cái là Hegel tin vào một đấng siêu nhiên điều khiển mọi
thứ, còn Marx kêu gọi cách mạng vô sản. Kant phức tạp quá không biết tóm tắt
thế nào, nhưng ông có vẻ ba phải, thấy người người tranh cãi về vật chất và
tinh thần nhiều quá nên ông bảo cái nào cũng quan trọng cả, còn cái gì
không chứng mình được thì quy hết cho niềm tin. Ông còn nói cái gì rất hay về
đạo đức. Làm việc thiện vì muốn làm thì chưa phải đạo đức. Không muốn làm việc
thiện nhưng vẫn làm, ấy chính là đạo đức.
Loạt về triết học hiện đại kết thúc bằng Sartre. Sartre là nhà vô
thần bi kịch. Ông không tin là có Chúa, nhưng cũng không muốn không tin.Ông
cũng nghĩ được răng nếu Chúa hiện hữu thì con người sẽ dể dàng cảm thấy cuộc
sống có ý nghĩa, tuy nhiên KHÔNG THỂ có chuyện Chúa hiện hữu được. Chúng ta như
diễn viên lên sân khấu không hề có kịch bản, lời thoại, trong suốt vở kịch phải
tự mình luận ra vai trò của bản thân đối với các diễn viên khác. Lập luận của
Sartre là con người vốn dĩ tự do. Nhưng nếu tồn tại một đấng siêu nhiên nhào
nặn nên con người, dõi theo mọi hành vì cử chỉ mọi lúc mọi nơi thì làm sao mà
có tự do? Như vậy không thể tồn tại một đấng như vậy được. Chủ nghĩa vô thần
nhờ Sartre có ảnh hưởng mỗi lúc một rộng rãi.
Kết thúc khóa học là triết học của... thầy. Nghe như vậy có cảm
giác là học xong khóa này tự về nhà xây dựng một trường phái triết học mới cho
bản thân cũng được đây. Thầy rất khoái dùng Kierkegaard trả lời Sartre. Cụ thể
là năng lực của Chúa là năng lực tình yêu. Chúa cho con người tự do. Chúa ban
cho con người cuộc sống, nâng đỡ mỗi khi khó khăn, mở mắt con người trước những
lựa chọn, nhưng Chúa cũng cho con người quyền định đoạt cho mình. Chúa luôn gọi
con người về với Chúa, nhưng cuối cùng quyết định vẫn là tự do của mỗi người.
Viết bài nãy giờ chưa hề mở sách hay tra Google lần nào đâu nhé,
và thông tin nó đã tam sao thất bản từ nhà triết học >> người viết về nhà
triết học >> người tham khảo và viết lại lần hai >> thầy >>
Thảo >> trí nhớ >> blog. Còn mỗi nhà trên đều viết nhiều sách tới
nỗi một đời người đọc hết một ông đã gọi là uyên bác lắm rồi.
Thứ 2 kiểm tra cuối kì rồi. Không biết có thuộc bài chưa :(.
Đề nghị Sophie's
World của nữ nhà văn Na-uy
Jostein Gaarder được đưa vào giáo trình. Một quyển tiểu thuyết với chủ đề là
lịch sử triết học rất cuốn hút, Thảo mua lần đầu ở Hội An nhờ bạn gợi ý. Chưa
có quyển nào mua từ quầy photo chất lượng kém ở Hội An mà tiếc cả, còn sách
giấy đẹp ở Fahasa kiếm đỏ mắt không ra quyển nào đáng đọc nếu không có sẵn mác
classics được trăm năm kiểm chứng rồi. Thế mới thấy sách hay nó đâu chịu đi
đường đường chính chính về mình.