Pages

Saturday, December 1, 2012

Ăn nhiều, ngủ nhiều, vi tính ít

Chắc chắn Thảo sẽ dịch xong truyện Rappaccini's Daughter. Trước giờ truyện Thảo đọc đi đọc lại nhiều lần mà vẫn còn mê mẩn ít thấy, mà Rappaccini's Daughter thì nằm trong số đó. Đã có quyết tâm thì làm gì cũng xong, còn sự lười biếng nó chỉ quyết định thời gian. Chắc là mỗi lần cập nhật sẽ đánh tiếng lên bài post khác.

Bước đầu thực hiện lời dặn của ba là thế này đây.


Dạo này hay lên thư viện Thư viện của một trường cỡ trung nằm trong vùng ngoại ô New York có sơ sơ 1,5 triệu sách báo, băng đĩa, sách điện tử các loại. Lục hoài chưa thấy mình chụp được cái ảnh nào của thư viện trường nên giờ không có mà mình họa. Trong quận Queens có vài thư viện công cộng rất lớn nữa, còn thư viện Manhattan thì nó hoành tráng đến độ thành điểm du lịch trên đại lộ 5th Avenue mất rồi. 

Đa số, hầu hết các sách trong thư viện trường sống cuộc đời ít sóng gió, chỉ nằm trên kệ cho có không khí thư viện. Thời đại bùng nổ thông tin này chỉ quan trọng thông tin dễ nhìn, dễ nuốt. Sinh viên cao học chắc chăm đọc sách hơn sinh viên đại học. Thật ra nhầm lẫn của mọi người là Google nó đã thay thế cho thư viện rồi.
Phản luận đơn giản là thông tin trên Google free, còn thông tin trong sách không free, cái nào đáng giá hơn?
Phần Thảo mới học được cách tổ chức của thư viện, mới biết được thủ thư cũng là một nghề phải qua học hành và đào tạo (có hôm kiếm được đầu sách về vai trò của thủ thư thư viện trong giáo dục trẻ em khuyết tật). Tất cả dữ liệu sách đều được nhập vào trong bản điện tử, chỉ có thinh thoảng sót vài cuốn có từ ngày thành lập trường. Công cụ search trong thư viện cho tìm được đầu sách qua từ khóa, tên tác giả, thể loại. Kết quả cho ra tên sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, vị trí trong kệ sách thư viện, có khi bố thí cho hình cái bìa và bản mục lục sách nữa. Đã!
Nhắc tới bản mục lục sách, vẫn chưa giải thích được bí ẩn thuộc văn hóa, tại sao sách nước ngoài đặt mục lục lên đầu sách còn sách mình đặt ở cuối sách, kể cả sách dịch?
Đọc sách để nghiên cứu cứ bị quy là tốn nhiều thời gian, do không có Ctrl+F từ mình muốn kiếm được. Những kẻ khờ khạo không thấy trong một cuốn sách có lẽ chứa tất cả thông tin mà phải dùng nhiều từ khóa Google mới ra hết, chưa kể chất lượng bài viết tốt và ổn định hơn, độ tin cậy cũng cao hơn nhiều. 
Thư viện trường mình ít tiểu thuyết lắm mà chỉ có sách nghiên cứu (fiction và nonfiction ấy mà), bởi rằng nó là thư viện trường, mà cũng có người vì vậy kêu lên trời xanh không thấu. Trường đại học cũng là nơi nghiên cứu thì bao nhiêu chỗ cho sách tư liệu mới đủ?

Sẽ đến một giai đoạn trở nên lười Google Search đến độ chỉ muốn lên thư viện kiếm sách cho xong.

1 comment: