Pages

Monday, October 29, 2012

Bão Sandy

Tạm gác mọi thứ lại cho tin báo bão. Bão Sandy hoành hành khu vực bờ đông nước Mỹ, sau khi đã du lịch từ Cuba tới Haiti tới Domican, hiện đã đáp xuống New York và thiệt hại đã có. Theo tin từ tay trong ở Massachusttes thì ảnh hưởng bão chưa rõ. Dự báo Sandy còn leo lên tận Canada rồi mới chịu chết yểu trên đó.

Toàn bộ hệ thống tàu điện, xa buýt công cộng đã ngưng hoạt động từ 7h tối hôm qua. Người ta cũng liệu trước và đã thông báo rồi. Nắm thông tin chậm như T vì vẫn phải kêu sao tối qua may quá không đi chơi, không thì đã bị kẹt lại Manhattan. Người ta đã cắt điện tại Manhattan và phong tỏa các đại lộ. Thành phố không bao giờ ngủ mà cúp điện, thôi thì thành phố không bao giờ ngủ cũng phải đi trú bão.

Gió giật mạnh, bên trong nghe tiếng rít như có ai thổi sáo. Bạn ở Mỹ thì không tin chuyện sáo diều, mà mình thì chưa bao giờ nghe tiếng sáo diều, nhưng mình cứ cố kể như là mình nghe rồi. Đi bên ngoài thì lúc nào cũng ôm theo dù, mặc dù thấy dù vô dụng vì mưa bụi thôi, lại rơi ngang chứ không rơi dọc. Mở dù trong gió lại dễ bị thổi bay đi mất, như Piglet hồi xưa. Mặc áo sweat shirt đi giữa cơn cuồng phong cũng ổn (đi một đoạn ngắn từ kí túc xá ra nhà ăn). Sweat shirt T nghĩ gần như là món đặc thù của Mỹ, loại áo khoác rất mềm, ấm, có mũ trùm và có một túi kangaroo trước bụng, không xài phẹc mơ tuya nên không sợ gió vì thi thố với mặt trời mà thổi bay đi mất. Cái sợ là sợ gió ngáng chân, hay thổi đổ cây ngáng đường.

Nói chung là trú trong kí túc xá, giữa lòng quận Queens cũng thật là ấm áp và an toàn, đã vậy còn có đủ điện, sóng wifi, sóng điện thoại, thiểu nước nóng thôi chứ. Thấy tội cho những người Mễ phục vụ trong nhà ăn hôm nay vẫn phải đi làm. Bão táp ở đây may vẫn còn điện nên khu của Thảo xúm lại mở phim Nàng tiên cá lên coi. Vâng, hình như không có thế hệ nào ngừng say mê những phim Disney kinh điển.

Vừa mới tự Sài Gòn bay qua New York mà giờ cảm thấy mới quay về Đà Nẵng, lại mùa nghỉ học trú bão. Nhớ quá ngày xưa xửa xừa xưa, đứng trên bờ kè nhìn xuống, thấy biển liếm láp chân tường. Năm có tin bão lớn là nhà mình lại dọn ra khách sạn ở, vì lí do nhà cũ mình chỉ cách bờ biển 50m (phải không, tới giờ T vẫn còn nhớ khoảng cách đó để ước chừng). Bao giờ quay lại thì nhà mình vẫn đứng vững, các màng tôn còn nguyên. Cây đào chục năm bị gió vặt hết là, dáng xương xẩu rất là kiêu, lá thì phủ lớp dày trên cái sân nhỏ. Đáng khâm phục thay sự kiên cường của chúng ta.

Nãy giờ ráng viết được tới đây, đã đủ xa rời Sandy rồi, lại nghe thấy tin bệnh viện cúp điện nên phải di tản bệnh nhân sang khu vực, khác, đêm khuya và trời bão.

Trang wiki về bão Sandy cập nhật từng giờ. Sandy này còn có trang Twitter riêng với lời đe dọa hủy diệt nè.
http://twitter.com/AFrankenStorm
_________________________________________________________________________
Nói như em, bâng khuâng. Halloween năm nay nhằm đêm trăng tròn. Sức bão kết hợp với thủy triều làm nước biển dâng cao, gây lụt ở New Jersey và Manhattan. Quận Queens nằm cách biển nên không có tai nạn thủy, chỉ có tai nạn khí, hỏa, mộc. Một khu nhà ở Queens cháy trụi do sự cố nổ điện.

Hình ảnh chụp được hậu bão Sandy.

Cây gãy đổ đè lên dây điện.


Trên tàu điện ngầm đêm đầu tiên sau khi một số chuyến tàu hoạt động trở lại. Toa tàu đông nghịt người, vì một chuyến tàu bình thường giờ phải chạy hộ cho 2, 3 chuyến khác. Người ta không tính phí tàu điện trong tuần này.


Sunday, October 21, 2012

Broadway legend: Wicked


Lần cuối cùng coi được một thứ gần gần với nhạc kịch nhất chắc là Chuyện tình Lan và Điệp ké trên ti vi, trước nữa là hồi mẫu giáo coi người đội lốt thỏ, gấu diễn kịch giáo dục trẻ em, hát mấy bài thiếu nhi. Vào thời điểm này có hơi ước gì mình biết được chút ít về tuồng, chèo, cải lương, để tỏ ra am hiểu và so sánh được giữa văn hóa kịch và nhạc tây-và-ta.

Chỉ biết là nhạc kịch Broadway liên tục phát triển, vượt ra ngoài truyền thống opera, và quần chúng cũng trưởng thành để tiếp nhận văn hóa nhạc kịch. Một bộ phận lớn trong giới trẻ thích xem kịch như xem phim, cũng như thích nghe nhạc jazz, cũng như thích đọc văn học cổ điển. Từ ngày cầm được vé Wicked trên tay Thảo cũng hóa ra ghiền nghe nhạc kịch trên YouTube. Họ hát rất hay, cảm xúc đặt vào từng chữ, nếu so được với nghĩa tổng thể của lời không khỏi rùng mình. Theo đoán thì do tính chất của nhạc kịch, nét mặt biểu cảm hay đôi mắt có hồn không còn tác dụng kể chuyện nữa, vì hầu hết khán giả sẽ không nhìn thấy, nên toàn bộ cảm xúc được đặt vào giọng hát.

Rất rất thú vị là vở diễn đầu tiên mình được xem lại là Wicked đình đám, người xem đông nghẹt. Mặc dù kịch Broadway là thứ khá xa xỉ, rất nhiều người vẫn chăm đi xem và có thói quen sưu tập các tờ chương trình. Bởi rằng, sau vài năm các vở diễn có nguy cơ chuyển sang chỉ còn tồn tại trên đĩa DVD. Nếu như diễn viên truyền hình lên phim là thành… bất tử thì dàn diễn viên sân khấy kì cựu đã lên tuổi thì sẽ từ giã và bước tiếp. Việc tuyển chọn diễn viên mới phải có kế hoạc và mất nhiều năm. Diễn viên không chỉ cần ngoại hình, độ tuổi phù hợp, mà còn phải rất đa tài, hát hay, múa đẹp, diễn xuất giỏi, hay chắc là có “số” thủ vai nhân vật đó. Được sắm một vai tại Broadway có thể coi là thành công để đời của một diễn viên sân khấu.



Để thưởng thức trọn vẹn vở Wicked nhất định phải xem qua phiên bản phim chuyển thể của The Wizard of Oz rất quen thuộc đối với người Mỹ. Wicked được đặt định là câu chuyện thật đằng sau bức màn cổ tích của Phù thủy xứ Oz. Warning: Everything is not what it seems! Wicked tuyệt vời về nội dung, và các chi tiết ăn khớp với nhau và với chuyện gốc khéo đến nỗi mình phải băn khoăn không biết tác giả The Wizard of Oz khi cầm bút viết câu chuyện kinh điển có nghĩ đến những điều này không. Các nhân vật có tính cách đa chiều, phức tạp hơn một mặt tốt, xấu thể hiện trên phim. Đó là Phù thủy Tốt Glinda vốn đỏng đảnh và hời hợt, chỉ chăm chút cho hình tượng hào nhoáng trước công chúng. Đó là Elphaba da xanh, hắc ám, một người chị tận tụy với người em gái tàn tật, và đặc biệt có lòng thương cảm dành cho động vật (cứ nghĩ đến bà phù thủy chăm nuôi bọn khỉ bay). Đó là anh chàng người thiếc lạnh lùng rũ bỏ một cô gái yêu thương anh hết lòng, để phải sống làm người không tim. Đó là tay lừa đảo siêu hạng mang tên The Wonderful Wizard of Oz. Bất ngờ nhất là tình bạn không tưởng giữa Phù thủy Tốt và Phù thủy Hắc ám. Cũng như The Wizard of Oz, mọi mâu thuẫn cuối cùng được giải quyết bằng một… xô nước lạnh, nhưng hoàn toàn không giống với kết thúc quá nhanh chóng trong phim, dễ dàng đến mức cả Dorothy cũng phải ngạc nhiên. Lẽ thường thì ai cũng đoán là một kết thúc dễ dàng và không trọn vẹn, anti-climax như vậy hẳn phải còn nhiều uẩn khúc đâu đây.

(publish chừng này và sẽ còn cập nhật tiếp)








Saturday, October 6, 2012

Hành trình đến đảo Ellis và tượng Nữ thần Tự do

Ellis Island là điểm đến nằm trong chương trình ngoại khóa của lớp Discover New York của St. John's. Đi học. Ngoại khóa. Thích. Các chuyến ngoại khóa được tổ chức quá chu đáo, có đồ ăn phát trước, xe bus đưa tới tận bến phà, vé trao trước tận tay.

Vị trí của Ellis Island trên bản đồ (A), nằm trong vùng thượng vịnh New York. Có thế thấy trên này vị trí trung tâm quận Manhattan và Công viên Trung tâm Central Park. Còn phía tây là thành phố Jersey, tiểu bang New Jersey. Đảo nho nhỏ không tên nằm chếch xuống dưới, đấy là đảo Tự do (Liberty Island), nơi bức tượng Nữ thần Tự do tọa lạc (không rõ Google Map nghĩ cái gì :D). 

Từ vị trí địa lí này mà Ellis Island là nơi đón phần lớn dân nhập cư từ châu Âu ngày xưa, nhất là khoảng cao điểm từ năm 1892-1904.


Thầy :), giáo sư Lawrence Pitilli, chuyên ngành Anh ngữ.


Thầy của Thảo đây là một giáo sư rất hot, thể hiện trên trang ratemyprofessors.com là trái ớt đỏ bốc cháy, có nghĩa là có rất nhiều sinh viên là fan :). Đi trong đoàn còn có Thomas Kitts, giáo sư được Princeton Review đánh giá một trong 300 giáo sư giỏi nhất nước Mỹ. Lần đầu gặp giáo sư ngoài đời không khỏi săm soi, giống như chờ gặp người nối tiếng. Hôm qua ba mới nhắc Lady Gaga cũng sống ở New York. Ơ thế ạ? :)

Dưới đây là ảnh trong quá trình lên phà và cập bến.

Cầu bắc qua sông Hudson, đổ vào vịnh New York. Cứ cho là thấy được khung cảnh trung tâm Manhattan dù ảnh chụp mờ câm :)

Xe bus công cộng đi qua điểm này.

Một nhà tưởng niệm nho nhỏ nằm trong công viên Battery Park, nằm ngay bến phà. Chưa rõ của ai và để làm gì :(.

Người tượng.

Chim mòng biển.

Lần đầu tiên thoáng nhìn tận mắt bức tượng lịch sử siêu kích cỡ, Statue of Liberty, biểu tượng sừng sững của New York và của cả nước Mỹ. Ôi cảm xúc đâu rồi!

Hàng người chờ qua cửa an ninh trước khi xuống phà.

Trên phà và nhìn lại Manhattan.


Giữa lòng sông. Tiến tới gần hơn.

Tượng Nữ thần ở nhiều góc.

Đây rồi, ảnh đi đăng kí bản quyền là đây :).

Phà có cập bến đảo Tự do nhưng Liberty Island không nằm trong chương trình ăn chơi. Hơn nữa trong thời điểm an ninh bị đe dọa này, người ta đã đóng cửa, không cho du khách trèo lên đầu tượng nữa.

Ôi quay lưng rồi. Hi vọng còn dịp khác :).

Gần đây mới đọc được đã có dự án dựng tượng Statue of Responsibility tại cảng Seattle, nằm ở bờ Tây nước Mỹ, hàm ý là Tự do phải đi kèm Trách nhiệm. Ý tưởng chắc không phổ quát và phải vô tình mới đọc được, vì thấy chẳng mấy hay ho. Mọi thứ đều có hai mặt, và ai cũng hiểu là tự do đi đôi với trách nhiệm. Dựng thêm một cái tượng đối xứng nữa chỉ làm giảm ý nghĩa của Liberty. Lịch sử vốn đã thế thì cứ để như thế :).






Mua sách trên mạng

Khi cuốn sách đầu tiền đặt hàng trên mạng về, Thảo thấy mừng và phấn chấn, thấy tràn trề niềm tin vào xu thế và thời đại mua bán trực tuyến. Sách bản cũ, bìa chỉ hơi móp một chỗ, có nhiều vết highlight, nhưng giấy đủ số và nhìn còn mới lắm :). Giá kể cả phí bưu điện chỉ tới 1/7 trong hiệu sách. Băn khoăn là mua sách giáo khoa khổ bự bìa cứng thì lợi thế, mua sách nhỏ bìa mềm thì phí shipping bằng một nửa giá sách gốc, tính răng?


Thảo chọn đặt mua sách trên half.com, vì đã nhăm nhe trang này từ hồi còn ở nhà. Half.com là một bộ phận của trang ebay, chuyên về sách, nhạc và đĩa DVD thôi. Ebay hình như không có dịch vụ tại VN. Tính chất của Half.com giống Amazon.com, thì Amazon.com có vẻ chuyên nghiệp hơn nhiều :). Mỗi cuốn sách trên Amazon.com đều được giới thiệu lai lịch kĩ lưỡng, kèm hàng trăm điểm sách (review) từ nhà xuất bản và của người dùng Amazon. Có rất nhiều người dùng không hiểu sao có thời gian viết những review rất thâm, đọc thích ơi là thích, chắc tinh thần thuần túy vì cộng đồng. Thảo rất rất hay tìm lên Amazon.com để lấy cảm hứng viết bài ở trường. Half.com thì sách thượng vàng hạ cám không biết đường lần, nhưng mà giá cả cũng phong phú hơn. Cuối cùng là đọc review trên Amazon.com và đặt mua trên ebay.

Sách về rồi, giờ phải đem ra đọc cho thuộc.

Friday, October 5, 2012

Ngày đầu đến New York

Nhận ra những ân sủng cũng là một ân sủng lớn lao.

Viết thôi. Ảnh chụp để trong máy ngâm nhiều quá. Thảo nhất định sẽ kể lại từ đầu đến đuôi hành trình đi Mỹ lần thứ hai . Blog là nơi tung ảnh chụp cảnh dễ hơn email, vì email bị giới hạn 25MB một lượt.

Thảo khởi đầu năm học mới tại St. John's University, Queens campus, New York bằng việc bị trễ máy bay và phải tha thẩn nguyên một buổi sáng tại sân bay Sea-Tac.

Tình huống này không có gì khẩn cấp. Người ta sẽ sắp xếp cho mình đáp chuyến máy bay gần nhất còn trống chỗ.

Hôm đó ngày lành tháng tốt sao mà máy bay nào cũng đủ khách và kéo nhau bay đi tuốt.
Hữu duyên kì ngộ vậy

Kẹt ở sân bay Sea-Tac trong tình trạng không laptop, điện thoại không sóng. Tình huống này không ngờ, nhưng hôm đó nhớ được tới nhóm Maroon 5 và bài Payphone. Trong clip chính thức có Levine đứng hát vào ống nghe giữa đống hoang tàn. Tại Las Vegas mà phải mượn đến payphone, lại phải dốc hết tiền lẻ trong túi mới thấy anh chàng Levine trong bài khổ sở và thiết tha tới mức nào.

Payphone không biết đã thành hàng hiếm khó kiếm chưa. Buồng điện thoại ở sân bay Sea-Tac vẫn có ghế ngồi, có vách ngăn, có chỗ để túi xách.



Không biết làm cách nào, nhưng điện thoại đọc tiền rất nhanh. Số tiền còn thiếu sẽ được hiện lên màn hình hoặc được nói rất dịu dàng vào tai. Phiền cái là máy chỉ nhận được tiền xu dạng 1c, 5c, 10c và 25c. Tiền rơi vào hộp kêu leng keng.Nghe được giọng gia đình cách xa nửa vòng trái đất trong cái hộp đứng giữa đường, rất là mừng, thấy con người sao mà vĩ đại, khoa học và công nghệ sao mà nhiều kì tích (hôm đó tạm quên đi điện thoại di động).

Cập nhật từ vựng:
  • Đồng 1 cent= a penny
  • Đồng 5 cent= a nickle
  • Đồng 10 cent= a dime
  • Đồng 25 cent= a quarter
  • 1 đô= one buck
  • 1000 đô= one grant
Transit ở Texas. Lúc đầu ngấp nghé đi Chicago, nhưng vì lỡ chuyến bay nên giờ đặt đâu ngồi đó. Ấn tượng đầu tiên là tàu lửa xuyên terminals trong sân bay Dallas lại nằm trên trời chớ không phải dưới đất. Nhìn ra xung quanh từ đường ray trên không, thấy Texas là bình địa toàn là cát. Dân Texas cực kì tự hào về truyền thống, cũng là bang mà người Cộng hòa chiếm ưu thế :D. Cái ngạo nghễ còn thể hiện ở cờ của Texas là cờ Mỹ chỉ với một ngôi sao, ý là Texas là một bang, mà cũng là một quốc gia riêng. Tên hiệu của Tesax là The Lone Star State. Nhắc tới Texas không khỏi hình dung đến các cowboy và cowgirl.


Thảo cầm máy, ảnh chụp run tay nên mờ câm. Có lần được Bảo tiết lộ thông tin từ cậu là máy ảnh kĩ thuật số được thiết kế sao cho tiện dụng, ngay cả người không biết chụp hình cũng chụp được.

Hóa ra Thảo không biết chụp hình.



Đây là máy đổi tiền lẻ ở sân bay La Guardia, New York. Tìm được máy này mừng ghê lắm, vì Thảo đáp máy bay vào nửa đêm, chưa dám bước chân ra thành phố. Các cửa hàng trong sân bay đóng cửa cả, suýt nữa không còn tiền lẻ cho hai việc: gọi điện tin về nhà và mua đồ ăn trong máy bán hàng tự động.

Máy đọc được đồng $1 và $5. Lincoln hay Washington gì thì cũng phải vuốt tờ tiền cho phẳng, lật mặt hai ông lên trên, trán bên trái, cằm bên phải.

Cũng vì đến vào nửa đêm cho nên trong vòng 20 phút đáp xuống NY không sắm được cái áo thun I ♥ NY kia. Tối hôm đó Thảo nằm ngủ vật vờ ở sân bay. Đêm lạnh nên răng hai hàm cắn chặt vô nhau tới phát đau. Chỉ có một mình mình trong sân bay vắng lặng, với một cái vali, gói snack và một nùi áo ấm, không biết cách biến sân bay thành tổ ấm như Mr. Navorski trong The Terminal.

Mặt trời lên, Thảo như Mr. Navorski bước qua cánh cửa đầy vinh quang. Tài xế taxi vàng New York không nói rành tiếng Anh, hơi ngạc nhiên. Khuyến cáo mới đến New York không nên bắt taxi gì ngoài yellow cab vì dễ hóa thành taxi dù. Cảm giác giác những phút đầu tiên trong lòng New York, rất ổn, và phải tự nhắc mình nhiều lần rằng, tự đây là New York. Đường sá ở Queens nhìn hiền hòa yên ổn, cảm giác như vẫn ở Tacoma. Có khác hơn chút là khoảng cách giữa các nhà hẹp hơn, không thênh thang như vùng sa mạc Richland. Chật đến cỡ nào thì nhà nhà vẫn cố để giành đất cho một khoảnh cỏ xanh xanh.

Buổi sáng đấy.

Tên tiếng Trung Quốc

Tên Thảo được "dịch" ra ngôn ngữ tượng hình bằng cái iphone có cài phần mềm gì như Unikey của tiếng Việt, dịch tùy tiện tên mình ra chữ tàu.


Phiền cái quên mất hai chữ này có nghĩa chi rồi.

A New York Minute

Bài viết đầu tiên kể từ ngày vào học :). Chủ để: A New York minute. Đề mở và sinh viên có thể thỏa sức viết về bất cứ mảng nào của nhịp sống New York. Bài nói dài đúng một phút.

 Một phút New York được định nghĩa một khoảnh khắc ở tất cả các nơi khác. Người địa phương mặc áo vét công sở, cầm ly cà phê (cà phê trong ly nhựa cỡ bự có nắp và ống hút), đi bộ như bay đến trạm xe buýt và tàu điện ngầm. Dân New York ở Manhattan ít lái xe, căn bản vì không đủ chỗ đậu. Người New York nói cũng rất nhanh và có những tiếng lóng kì quặc do thói quen nuốt chữ. Giọng New York là giọng địa phương dễ nhận biết nhất trên nước Mỹ.

 Với trình độ của mình thì phân biệt được giọng Anh và giọng Mỹ đã thấy khá rồi @.@

Trời New York cứ như Sài Gòn, sáng nắng chiều mưa không biết đường lần.

 Thôi, bài làm:

 A New York Minute.

 Should I know anything of a New York minute, provided I have never set foot in downtown Manhattan? I do. My experiences do not come from watching the Time Square crowd sprinting to subway stations, or feeling all dazzled and dizzy from looking up to never-ending buildings and skyscrapers. It is simply the impression and admiration for explosive and energetic student body at St. John’s, who’s always looking as if in a rush to make its times valuable and lives worthy of living. As for me, I safely assume that New York’s fast and hectic pace will force me to abandon a laid-back lifestyle that I am accustomed to for the past 19 years. Thus, in order to catch up, I aim for a massive range of activities, from pure socializing to doing good deeds, and reaching to the farthest corners of my potentials. I envision that changes for the betterment of my own self will happen in a New York minute, as it will for you, and for anyone else who realizes the real value of time as they enter the busiest yet strangely most peaceful place on Earth: New York City.