Mỗi học kì một lần, vào kì nghỉ giữa kì, St. Mary's University tổ chức các chuyến đi từ thiện xuyên quốc gia, và học kì trước còn có một nhóm đến tận Ấn Độ. Tên gọi là SOUL Trip- Serving Others United in Love. Để cho mỗi học kì một lần đưa khoảng hơn một trăm sinh viên đi như thế, thì quãng thời gian còn lại trong năm là các cuộc vận động gây quỹ, quyên góp, và tự các thành viên bỏ tiền ra đi. Các địa điểm như New Mexico và Texas khá hot, vì ai cũng nhân dịp này đi trốn lạnh. Thảo đã nghe lời rủ rê giảm một nửa phí chuyến đi đến WISCONSIN, nên đã gật đầu ngay tại vị trí luôn. Dù sao cũng là dịp khám phá thêm khu vực Midwest của nước Mỹ. Hơn nữa, nếu ờ lại kí túc xá thì chắc một tuần cũng ăn hết $80. Tất nhiên đó nghĩ ăn uống cho đàng hoàng. Còn xét về thực tế thì mình hoàn toàn sẵn sàng cho bánh mì sandwich với bơ đậu phộng và đường 3 bữa 1 ngày trong 1 tuần (chắc phải thêm ít trái cây nữa). Nhưng cứ coi như ngày nào mình cũng "sáng ăn khoai", vậy là thấy mình không mất gì cả, lại còn được đi lao động công ích.
Có câu chuyện cười thế này. Một ông bình thường vẫn đi xe bus đi làm về, hôm ấy quyết định đi bộ. Về nhà khoe với vợ: "Hôm nay anh đã chạy theo xe bus và tiết kiệm được $2!" Bà vợ nhăn mặt: "Thế sao không chạy theo taxi, chẳng phải đã tiết kiệm được $15 rồi sao?"
S.O.U.L- Serving Others United in Love |
Thế nhưng đến tận nơi lại được đưa vào chủng viên, nơi các Cha và các Thầy ở. Ban đầu tưởng là chỉ vào ăn tối thôi, nhưng vừa bước vào cửa lại bị các Thấy đuổi cổ ra lại, lục đục quay lại xe lôi hành lí vào.
Vậy là nhóm 8 người của Thảo được xếp 2 người một phòng ngủ đẹp quá cha khách sạn. Có lẽ người Công giáo thích nhà đẹp, vườn đẹp thật. Đây không phải lần đầu tiên Thảo bước chân vào chủng viện. Thảo đã từng đến thăm một chủng viện trăm tuổi ở vùng Upper East Side, vùng sầm uất của New York, do một người sống trong đó là bạn của bà giáo sư Triết. Tiếc là những ảnh chụp trong đấy mất rồi.
Hai bức dưới đây là phòng ngủ của Thảo. Chiếc giường thứ hai được giấu dưới chiếc sofa trong góc nhỏ bên trái bức ảnh thứ hai.
Phòng bếp tuyệt đẹp. Cây cảnh đều là thật.
Bữa tối được dọn ra với món bánh mì ổ kiểu Pháp loại mình rất quen ở nhà cắt khúc (cắt khúc cũng không phải mà cắt lát cũng không phải, nói chung là miếng vừa đủ) ăn với vài lát phô mai đặt lên trên, và một món súp rau củ quả. Có một món salad xanh với thành phần phụ họa rất Mỹ: phô mai nghiền và bánh mì nướng giòn cắt cục. Một bữa ăn tiêu chuẩn.
Các thủ lĩnh kiên cường vẫn còn hơi sức tiếp chuyện với các Thầy. Lính lác chỉ có việc tập trung ăn và chăm chú nghe. Thật là dễ chịu khi là "trẻ con" và luôn có "người lớn" nói thay cho mình trong những tình huống cần chuyện trò xã giao.
Bức tranh The Starry Night của van Gogh Thảo đã được ngắm bản gốc tại Museum of Modern Art (MoMA) ở New York. Bản gốc có những phần không bằng phẳng, thấy rõ tuyệt phẩm hội họa cũng được tạo nên bởi những mảng màu và đường cọ vẽ ngẫu nhiên phối với nhau, và phần rìa tranh có những mảng trắng trên giấy nơi cọ vẽ không chạm tới.
Đi đâu cũng thấy lắm những bản sao của New York. Từ xa nhìn lại, New York như chàng khổng lồ văn hóa, được tạo dựng nên bởi bề dày lịch sử và bản sắc phong phú của con người ở đấy.
Hai thủ lĩnh kiên cường.Một già và một trẻĐoạn sau này còn phát hiện ra một nhóm sinh viên tình nguyện đi mà không có thầy/cô nào kèm cặp, hơi hãi. Cứ người lớn lo việc lớn, người nhỏ lo việc nhỏ thế này mới yên tâm được.
Ai nhìn vào ba miếng gỗ treo trên tường kia mà đoán đang kể câu chuyện gì về Chúa Giê-su.
Chụp ảnh một trang trong quyển danh ngôn của bạn. Bởi câu nói của Hans Christian Andersen lấy từ câu chuyện "Con Bướm" Thảo đã dịch. Vâng, đây chính là nguyên văn tiếng Anh, và chưa phải là câu gốc tiếng Đan Mạch. “Nhưng cuộc sống thế này không trọn vẹn. Người ta phải có ánh nắng, tự do, và một cô vợ nhỏ.” Hoàn cảnh ra đời cũng thay đổi ý nghĩa câu thật.Buổi tối kết thúc bằng một cuộc thảo luận nhỏ về lịch trình của ngày hôm sau, là ngày rảnh rỗi còn lại trước khi chính thức đi lao động. Hai hoạt động chính là đi lễ nhà thờ và đi mua sắm thực phẩm ăn liền cho khoảng một tuần. Như vậy phải có sự tham khảo ý kiến với các Thầy là người địa phương ở vùng này. Và các thành viên còn hơi sức tàn nào thì ngồi lại với nhau để làm quen nhau. Thú vị nhất là một bạn nữ đã ấn định kế hoạch về làm dâu tại một trang trại bò sữa. Các câu chuyện về trang trại và bò sữa thì khi nào tiện lợi sẽ kể trong những bài sau.
Thêm một phát hiện nữa là có hai chuyện mà mọi người Mỹ trắng đều có thể tham gia bản luận sôi nổi và chia sẻ kinh nghiệm bản thân, mà người Á Đông ít thông cảm được (ít ra là thông cảm với mức độ trầm trọng), đó là chuyện về dị ứng (allergy) và chuyện về cháy nắng (sunburn).
Trải nghiệm hay quá
ReplyDelete