Pages

Saturday, March 30, 2013

Thăm Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên New York- ("Day at the Museum")

Đây là bộ dạng hay bắt gặp ở khách đến thăm bảo tàng lịch sử tự nhiên (American Museum of Natural History)

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên nằm ở số 200 đường Central Park, theo Thảo là mé Tây của quận đảo Manhattan. Central Park rộng khiếp tới nỗi cái gì nó cũng nằm gần Central Park được cả. American Museum of Natural History cũng là một bảo tàng sống dài hạn bằng tiền quyên góp. May mà dân tình ở đây có ý thức nên kho tàng tư liệu này mới sinh tồn nổi. Cứ mỗi đứa sinh viên nghèo đi du học, đến đâu treo bản tùy-lòng-hảo-tâm cũng không chi quá 50 xu, thì có một doanh nhân thành đạt nào đấy yêu lịch sử và tự nhiên đến nỗi chỉ $30 cho một bận. Đi tàu từ St. John's tới bảo tàng này mất một tiếng. Có thể đi thẳng từ trong ga tàu điện ngầm vào cửa sau của bảo tàng luôn. Xây dựng như vậy chắc là do bảo tàng đón khách đi xe công cộng nhiều. Vậy nên Thảo chưa chụp được cửa chính, chắc cửa chính chỉ đón khách đi taxi.

Như thường lệ là chủ đề của bài post lại đụng hàng với blog "Nước Mỹ nơi tôi đang sống", blog của một bác già đi viễn du, mẹ giới thiệu. Mà trong blog "Nước Mỹ nơi tôi đang sống" ảnh chụp đẹp hơn, có thêm cả thông tin tổng hợp nữa. Vào trong đây để đọc và ngắm ảnh.

Nghe tới chữ lịch sử dễ hình dung ra đại bác và xe tăng, nhưng đây là lịch sử thế giới tự nhiên. Bảo tàng tuy rộng lớn và tiếng tăm, nhưng thực ra Thảo thấy không có gì nhiều để nói, thú thật là khá chán. Lí do là 80% đồ trưng bày ở đây là đồ giả: cây giả, thú giả, có đủ cả lông, mắt, trưng trong lồng kính. Tất nhiên đồ giả cũng có lí của đồ giả. Ví dụ là mẫu vật bướm sống vào đến phòng thí nghiệm ướp xác chắc cũng phải co quắp vặn vẹo, còn đâu vẻ đẹp lộng lẫy hiên ngang nữa. Tóm lại là nguyên tòa nhà này có chức năng như một quyển bách khoa toàn thư cho trẻ con, minh họa bằng hình nộm thay vì bằng tranh. Nếu như nấn ná đọc thì cũng thu được khối cái hay, và cách họ trình bày thông tin rất bắt mắt. Tuy nhiên mình không còn là trẻ con để bị dụ dỗ mới chịu đọc. Hơn nữa, đọc về cách cọp săn mồi, sau đó ngẩng lên thấy cái răng cọp hay con cọp nằm phơi nắng, thích hơn là nhìn con thú nộm trong tư thế vồ mồi bài bản.

Tuy nhiên đánh giá cao công sức người ta làm ra hình nộm rất đẹp. Trong một phòng lớn cho nhiều phòng nhỏ lõm vào tường, ngăn bằng tấm kính, trong mỗi phòng nhỏ là một loài vật với những tư thế tĩnh cứ như động, và bức tranh khung cảnh môi trường tự nhiên dán ở đằng sau tạo cảm giác chiều sâu rất hay, như là mình nhìn thấy hai con cò đây. Về điểm này thì bác viết blog "Nước Mỹ nơi tôi đang sống" bị nhầm vì cái bác bảo không phải là poster lại chính là poster. Bác tưởng là cảnh vật nhân tạo này ở trong lồng kiếng khổng lồ, rất vĩ đại, nhưng Manhattan này người ta chỉ phung phí đất cho cây thật thôi, không phí cho cây nhựa đâu.




Bảo tàng có tận 4 tầng, được chia ra làm nhiều phòng theo chủ đề. Động vật, thực vật chia theo phân bố, đặc trưng vùng miền. Có phòng về lịch sử tiến hóa của loài người, không gian vũ trụ, khoáng thạch và khủng long. 20% phần trăm hàng thật trong này tập trung vào phòng khoáng vật và khủng long. Có điều thật giả bất phân nên mình quy hết 100% là hàng nhái, nhiều món về nhà mới vỡ ra là đồ thật. Rất là oan Thị Kính cho quả thiên thạch Willamette, vốn là quả thiên thạch chạm đất còn nguyên vẹn lớn thứ 6 thế giới hiện này, sờ vào thấy lạnh như bằng sắt nên không buồn chụp hình chung mà chỉ dính một mảng trong lúc mình bận chụp người ta như thế này thôi. Quả thực tảng thiên thạch làm bằng một hợp chất sắt-niken nhưng mình có thói quen nghĩ việc sao băng rơi xuống đầu là quá hiếm.

Phần còn lại của phòng thám hiểm không gian vũ trụ (hi vọng) cũng chỉ là sách giáo khoa
Mô hình mặt trăng:
Và bàn cân trong môi trường trọng lực của mặt trăng. Nếu nhân với 6 lên, xong chuyển sang kg thì Thảo nặng 50 kg. Cân đánh lừa!!

Thích học thiên văn như em thật ra rất nên vào đây. Họ có một hệ thống phim, mô hình, màn hình tương tác.
Trái cầu sinh học này cực hay. Trong môi trường khép kín, ngoài nhiệt lượng lấy từ ánh sáng mặt trời, các sinh vật trong quả cầu này tự cung tự cấp cho nhau trong một chuỗi thức ăn khép kín. Tảo lấy năng lượng từ mặt trời để tạo chất hữu cơ. Tôm ăn tảo và xác thải của tôm lại cung cấp chất hữu cơ cho tảo. Ảnh đẹp hơn ở đây.
Có điều Thảo vẫn cho là cái bình đó rồi sẽ đầy kín tảo và tôm, vậy thì người ta làm sao?

Màn đánh lừa thứ hai là bộ xương khủng long hoàn chỉnh của con T-rex, có đóng trong phim Night at the Museum. Lại tưởng rằng đồ chơi hóa đồ thật.
  

Và cả mô hình con cá vây tay đang chờ biến thành lưỡng cư. Trong phòng thật giả lẫn lộn làm sao không nhầm.

Khó tin nữa là trong đám đá quý, kim cương có hàng thật. Thứ duy nhất chứng minh với mình đấy là hàng thật là sự thể là đã xảy ra nhiều vụ trộm cắp đá quý từ đây.
Thế giới đại dương



Lịch sử tiến hóa của loài người cũng không phải không thường thấy.





Phần lớn ảnh động vật, chim chóc













Văn hóa Mexico tới thời Trung cổ

Người da đỏ



Tổng thống Theodore Roosevelt là tượng đồng chứ không phải tượng sáp nhưu trên phim, lại không ngồi ngựa mà ngồi ghế!



Tóm lại là đi như vậy chỉ nhằm hình dung mình là Ben Stiller cưỡi bộ xương khủng long thôi. Có thể hiểu vì sao người đến đây vài lần ít thích quay lại, trừ khi có đam mê về xương hóa thạch của khủng long :).

2 comments:

  1. Và những ai có xem phim Night at the Museum thì chắc cũng thích thú vào đây.
    Chúc mừng con

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn bạn, mình sẽ tiết kiệm tiền, ko vào đây nữa :)

    ReplyDelete